Bear Trap là gì? Bull Trap là gì? Và cách phòng tránh bẫy giá khi giao dịch

bear trap & bull trap

Bear Trap và Bull Trap là những bẫy giá trên thị trường mà nhà đầu tư cần tránh để hạn chế thua lỗ. Để làm được điều này thì bạn phải nhận biết được dấu hiệu của Bull Trap và Bear Trap để lựa chọn cách giao dịch phù hợp. Những lưu ý đó sẽ có trong bài viết sau đây của VNTradex.

Mục Lục

Bear Trap là gì và cách phòng tránh Bear Trap

Bear Trap là một trong những tín hiệu trên thị trường mà nhà đầu tư cần tránh. Tốt nhất là bạn không nên đưa ra quyết định vào lệnh Long Short khi thị trường xuất hiện Bear Trap, dù là giao dịch thuận hay nghịch xu hướng.

Bear Trap là gì?

Thuật ngữ này còn được gọi là bẫy giảm giá trong thị trường tài chính nói chung và thị trường Forex nói riêng. Bear Trap thường xuất hiện khi thị trường trong xu hướng tăng giá và đưa ra một tín hiệu dự báo rằng thị trường sẽ đảo chiều giảm. Lúc này, nhiều nhà đầu tư sẽ vào lệnh Bán để đón xu hướng giảm.

Tuy nhiên, đây chỉ là tín hiệu giả, không đáng tin cậy và giá sau khi điều chỉnh sẽ quay lại xu hướng tăng trước đó. Vì thế, khi nhà đầu tư hành động theo Bear Trap thì khả năng thua lỗ là rất cao.

bear trap la gi

Bạn có thể quan sát biến động giá của cặp tiền EUR/USD trong biểu đồ bên dưới. Ngay tại vị trí nến đỏ phá vỡ đường hỗ trợ và vượt ra khỏi đường kênh giá thì nhiều nhà đầu tư đã vào lệnh Bán. Tuy nhiên, đây chính là Bear Trap vì ngay sau đó thì giá đã tăng trở lại.

Bear Trap xuất hiện khi nào?

Trong một số trường hợp sau đây thì khả năng xuất hiện Bear Trap trên thị trường là rất cao. Do đó, trader cần lưu ý để phòng tránh.

Giá có dấu hiệu bị thao túng

Khi bạn nhận thấy có nhiều nguồn tin trái chiều trên thị trường được tung ra một cách ồ ạt thì có thể thị trường đang bị thao túng bởi những quỹ lớn. Nhà đầu tư sẽ dễ bị nhiễu thông tin và khi giá tiệm cận đường hỗ trợ thì các lệnh bán ảo sẽ được đặt nhằm đẩy giá xuống. Khi nhà đầu tư hành động theo tín hiệu này tức là đã bị sập bẫy Bear Trap.

Áp lực chốt lời

Bear Trap cũng có thể xuất hiện sau khi thị trường trải qua một đoạn tăng giá dài và nhà đầu tư có xu hướng đóng lệnh để chốt lời. Khi lệnh bán ồ ạt được đặt thì giá sẽ điều chỉnh đi xuống, đôi khi vượt khỏi đường kênh giá. Tuy nhiên, đây chỉ là điều chỉnh ngắn hạn và nếu động lực tăng giá còn mạnh thì giá sẽ nhanh chóng lấy lại xu hướng trước đó và tăng trở lại.

Dấu hiệu nhận biết Bear Trap

Để phòng tránh được bẫy Bear Trap thì nhà đầu tư cần tỉnh táo để nhận ra những dấu hiệu sau đây.

Khối lượng giao dịch không đột biến

Những tín hiệu đảo chiều luôn đi kèm với hiện tượng khối lượng giao dịch tăng đột biến. Điều này cho thấy sự đồng thuận của thị trường để đẩy giá lên hoặc xuống. Lúc này lực đảo chiều mới thật sự mạnh và vì thế khả năng thị trường đảo chiều thành công sẽ cao hơn. 

Ngược lại, nếu giá giảm cho tín hiệu đảo chiều nhưng khối lượng giao dịch không tăng đột biến thì khả năng cao đây chính là bẫy Bear Trap mà nhà đầu tư cần tránh. Nhà đầu tư có thể quan sát thêm chỉ số MFI để nhận diện sức mạnh thị trường.

nhan biet bear trap

Dựa vào các mốc của chỉ báo Fibonacci

Chỉ báo Fibonacci sẽ giúp bạn xác định một lần nữa giá có thật sự đảo chiều hay không. Nếu giá vượt ngưỡng hỗ trợ nhưng không vượt các mốc Fibonacci quan trọng, ví dụ như: 0,382 – 0,5 – 0,618 thì có thể đây chính là Bear Trap.

Quan sát các tín hiệu phân kỳ

Bạn có thể dựa vào tín hiệu sau đây để nhận diện Bear Trap. Đó là khi giá cho tín hiệu giảm nhưng các chỉ báo RSI, chỉ báo MA, đường MACD vẫn cho tín hiệu tăng. Lúc này, bạn cần thận trọng quan sát thêm, tốt nhất là bạn nên đợi thêm các phiên xác nhận tiếp theo để tránh rủi ro dính bẫy Bear Trap.

Theo dõi các tin tức trên thị trường

Trước các nguồn tin, bạn cần phân tích xem những tin này ảnh hưởng tốt hay xấu đến thị trường. Nếu tin tức mang tính trung lập hoặc tích cực mà giá lại giảm thì đây có thể là Bear Trap. Ngoài ra, bạn cũng cần thận trọng khi có quá nhiều nguồn tin được tung ra cùng lúc. Những lúc này bạn nên quan sát thị trường, tránh quyết định vào lệnh khi thị trường đang nhiễu thông tin.

Cách phòng tránh bẫy giảm giá Bear Trap

Sau đây là một số kinh nghiệm mà các trader có thể xem xét để tránh bẫy Bear Trap.

Xác nhận tín hiệu bằng nhiều công cụ

Các tốt nhất để tránh bẫy Bear Trap là kết hợp nhiều chỉ báo tín hiệu trên thị trường. Ngoài ra, bạn cũng cần cân nhắc thêm các mô hình nến đặc trưng sẽ xuất hiện khi thị trường đảo chiều giảm giá. Ví dụ như nến Bearish Engulfing hay nến sao hôm. Còn có một số mô hình giá dự báo tín hiệu đảo chiều giảm giá như: mô hình 2 đỉnh hay mô hình vai đầu vai.

nến sao hôm

Quản lý vốn hiệu quả

Nhà đầu tư không nên sử dụng hết vốn cho một lần mở lệnh. Thay vào đó, bạn nên phân bố theo tỷ lệ hợp lý, ví dụ như 30% hay 50% để hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn cho tài khoản.

Trang bị đủ kiến thức

Việc nhận diện Bear Trap đòi hỏi bạn phải có đủ kiến thức giao dịch trên thị trường, sử dụng thành thạo đồ thị nến Nhật, chỉ báo kỹ thuật, mô hình nến và mô hình giá. Do đó, nhà đầu tư mới vào thị trường thường rất khó tránh khỏi các bẫy giá này. Tốt nhất là bạn nên giao dịch bằng tài khoản Demo hoặc tham gia các lớp học Forex miễn phí trước khi bắt đầu giao dịch chính thức.

Bull Trap là gì? Cách phòng tránh Bull Trap

Tương tự như Bear Trap, Bull Trap cũng là một loại bẫy giá trên thị trường. Khi giao dịch tại Bear Trap thì nhà đầu tư sẽ bị thua lỗ. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng Margin thì khả năng cao sẽ bị cháy tài khoản.

Bull Trap là gì?

Đây là thuật ngữ chỉ bẫy tăng giá trên thị trường tài chính và Forex. Bull Trap thường xuất hiện trong thị trường giảm giá và cho tín hiệu đảo chiều tăng giá. Giá có thể vượt khỏi đường kênh giá, cắt lên đường kháng cự. Lúc này, nhà đầu tư thường nghĩ thị trường đã tạo đáy xong nên bắt đầu vào lệnh. Tuy nhiên, sau đó thị trường vẫn tiếp tục giảm và khiến nhà đầu tư thua lỗ.

Khi quan sát biểu đồ của cặp tiền EUR/USD, bạn thấy giá vượt ngưỡng kháng cự và báo hiệu đảo chiều tăng giá. Tuy nhiên, thị trường ngay sau đó đã quay đầu giảm điểm. Đây chính là Bull Trap.

vi du ve bull trap

Nguyên nhân gây ra bẫy Bull Trap

Tương tự với Bear Trap, cũng có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc Bull Trap xuất hiện trên thị trường.

Áp lực bắt đáy

Khi nhiều nhà đầu tư cho rằng giá đã tạo đáy xong và tiến hành mở lệnh thì sẽ khiến giá tăng. Tuy nhiên, giá chỉ tăng được thời gian ngắn vì không có động lực tăng giá mạnh mẽ và rõ ràng. Và cuối cùng giá sẽ quay về xu hướng giảm trước đó.

Thị trường bị thao túng giá

Các quỹ lớn trên thị trường có thể đặt những lệnh ảo hoặc cố tình tung tin đồn để đẩy giá lên cao. Sau đó, những tổ chức này sẽ chốt lời khiến thị trường không còn động lực tăng giá. Vì thế, khi giá tăng không rõ nguyên nhân hoặc các tin tức trên thị trường chưa được xác thực bởi những nguồn uy tín thì nhà đầu tư cần thận trọng khi vào lệnh để tránh Bull Trap.

Cách nhận biết bẫy Bull Trap

Sau đây là một số đặc điểm của bẫy Bull Trap mà bạn có thể dựa vào đó để nhận diện.

Giá tiệm cận đường kháng cự cứng

Nếu nhiều lần trước giá không thể vượt được đường kháng cự này, cho thấy đây là một kháng cự cứng. Vì thấy, khi xu hướng chính là Downtrend mà giá vượt kháng cự với động lực tăng giá yếu thì khả năng cao đây là bẫy Bull Trap cần tránh.

bull trap la gi

Thị trường xuất hiện phân kỳ

Khi giá dao động theo xu hướng tăng nhưng các chỉ báo vẫn cho dấu hiệu giảm thì bạn nên thận trọng. Biến động giá này có thể là ảo và nếu bạn quyết định mở lệnh khi các chỉ số chưa cho tín hiệu là một điều rất mạo hiểm. Do đó, bạn nên quan sát thêm một vài phiên xác nhận tiếp theo.

Cách phòng tránh bẫy tăng giá Bull Trap

Bẫy Bull Trap rất khó tránh, ngay cả những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm đôi khi cũng mắc phải. Sau đây là một số lưu ý giúp bạn hạn chế thua lỗ do bẫy giá này.

Không giao dịch tại điểm Breakout

Điểm breakout là điểm giá bứt phá khỏi đường kháng cự. Mở lệnh tại điểm này được xem là khá rủi ro, đặc biệt là với nhà đầu tư mới. Tốt nhất là bạn nên đợi thêm phiên xác nhận tiếp theo hoặc đợi đến khi giá retest lại đường kháng cự một lần nữa.

Tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ và chốt lời

Khi mở lệnh, bạn luôn phải xác định trước mức cắt lỗ và chốt lời. Sau đó, nhà đầu tư cần nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch này để tránh bị cháy tài khoản.

Quan sát hành động giá

Theo dõi sát hành động giá sẽ giúp bạn có những quyết định kịp thời trước phản ứng của thị trường. Một số điểm mà bạn có thể lưu ý là:

  • Khi nến chạm vào đường kháng cự thì khối lượng giao dịch cần phải tăng đột biến cho thấy sức mạnh của lực đảo chiều và sự đồng thuận của thị trường.
  • Nếu tại vùng kháng cự, thân nến đỏ dài hơn thân nến xanh cho thấy lực bán còn rất mạnh, nhà đầu tư không nên đặt lệnh mua.
  • Cũng tại vùng kháng cự, nếu nến có râu nến dài thì cho thấy áp lực chốt lời đang diễn ra. Vì thế, giá chỉ tăng được trong thời gian ngắn và sẽ quay đầu giảm.

Bạn cũng có thể quan sát thêm các mô hình nến đảo chiều tăng giá như nến sao mai, nến Bullish Engulfing hoặc các mô hình giá như mô hình 2 đáy. Sự xuất hiện của các mô hình này sẽ giúp bạn yên tâm vào lệnh vì đây là những tín hiệu đảo chiều khá chắc chắn.

Bear Trap và Bull Trap là những bẫy giá thường gặp trên thị trường. Việc nhận biết và tránh những bẫy giá này đòi hỏi nhà đầu tư phải có nhiều kiến thức và kinh nghiệm giao dịch. Ngoài ra, việc quan trọng nhất vẫn là quản lý vốn thật tốt, tránh dồn nhiều vốn cho một lần mở lệnh để hạn chế tối đa rủi ro thua lỗ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

san yescom lua dao hay uy tin

Sàn Yescom lừa đảo hay uy tín? Tổng hợp những cáo buộc của nhà đầu tư

Sàn Yescom lừa đảo đang là cáo buộc được nhiều nhà đầu tư đăng tải trên các trang mạng xã hội trong thời gian gần đây. Vậy sàn Yescom có uy tín không? Vì sao có nhiều bài đăng cho rằng sàn lừa đảo khách hàng? Bài viết sau đây của VNTradex sẽ tổng hợp [...]
Blog kiến thức
chien luoc hedging la gi

Chiến lược Hedging là gì? Cách giao dịch phòng ngừa rủi ro trong Forex

Chiến lược Hedging hay giao dịch phòng ngừa rủi ro là một phương pháp liên quan đến việc mở các vị thế mới trên thị trường để giảm rủi ro trước các biến động tiền tệ. Chiến lược Hedging phòng ngừa rủi ro Forex thực sự có khả năng giảm rủi ro và thậm chí [...]
Blog kiến thức