Điểm breakout là gì? Cách nhận biết Breakout trong Forex

Điểm breakout là một tín hiệu quan trọng đối với các nhà đầu tư Forex, cho thấy cơ hội đầu tư tiềm năng. Nếu biết cách xác định thì đây sẽ là một điểm vào lệnh tương đối chính xác. Vậy điểm breakout là gì? Làm sao để nhận biết và nhà đầu tư cần làm gì khi thị trường xuất hiện điểm breakout? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của VNTradex.

Mục Lục

Điểm breakout là gì?

Breakout hay còn được gọi là điểm phá vỡ. Thuật ngữ này được dùng tại điểm mà giá bứt phá khỏi đường kênh giá hoặc ngưỡng hỗ trợ, kháng cự quan trọng. Sau khi breakout thì giá sẽ có xu hướng đi theo hướng phá vỡ. Vì thế, tín hiệu breakout thường là điểm vào lệnh đáng tin cậy mà nhà đầu tư có thể xem xét.

Breakout xuất hiện khi nào?

Thông thường, điểm breakout sẽ xuất hiện sau khi giá đi ngang tích luỹ trong một thời gian nhất định hoặc sau khi hình thành những mô hình giá đặc trưng. 

Breakout khỏi đường kênh giá

Sau một thời gian giao động trong đường kênh giá thì giá sẽ có xu hướng phá vỡ đường kháng cự để đi lên hoặc phá vỡ ngưỡng hỗ trợ để đi xuống. Do đó, khi giá tiệm cận đường hỗ trợ hoặc kháng cự thì nhà đầu tư cần tập trung quan sát vì điểm breakout có thể xuất hiện.

Breakout khỏi vùng tích lũy đi ngang

Sau một thời gian thị trường sideway tích lũy thì giá sẽ vận động ra khỏi vùng này. Quá trình tích lũy càng dài thì lực breakout sẽ càng mạnh và xác suất thành công càng cao.

Breakout khỏi mô hình giá

Điểm breakout thường sẽ xuất hiện sau khi các mẫu hình sau được hình thành:

breakout khỏi mô hình giá

Phân loại điểm breakout trong Forex

Trên thị trường Forex thường xuất hiện 2 loại breakout là Break Out thật (True Break Out) và Break Out giả (False Break Out). Bạn cần phân biệt để tránh nhầm lẫn gây ra thua lỗ trong đầu tư.

Breakout giả – False Break Out

Trường hợp này là khi giá bức phá khỏi mô hình hoặc đường kênh giá nhưng sau đó không đi theo hướng phá vỡ mà lại biến động theo hướng ngược lại. Sự đổi hướng đột ngột khi breakout thất bại thường dễ khiến nhà đầu tư thua lỗ. Khi breakout thất bại, thị trường sẽ có xu hướng hoảng loạn do những nhà đầu tư thua lỗ quét stop loss dẫn đến sự xuất hiện của Bear Trap, Bull Trap

Ví dụ nhìn vào biểu đồ dưới đây, bạn có thể thấy giá cắt và vượt khỏi đường kháng cự. Tuy nhiên, sau đó giá không tăng mà quay đầu giảm. Nhiều nhà đầu tư sẽ mở lệnh Buy khi thấy điểm breakout xuất hiện vì kỳ vọng giá sẽ tăng nhưng đây lại là điểm breakout giả, khiến bạn thua lỗ.

điểm breakout giả

Break Out thật – True Break Out

Nếu sau khi phá vỡ đường kênh giá hoặc các mô hình nến mà giá tiếp tục vận động theo xu hướng phá vỡ thì đây được xem là điểm Breakout thành công. Đây là điểm lý tưởng để nhà đầu tư mở lệnh và giao dịch theo xu hướng. 

điểm breakout thật

Dấu hiệu nhận biết breakout thành công

Việc nhận biết điểm breakout thành công rất quan trọng vì điều này giúp giảm rủi ro khi bạn mở lệnh. Sau đây là một số yếu tố mà bạn có thể tham khảo.

Khối lượng giao dịch

Thông thường, nhà đầu tư sẽ căn cứ vào khối lượng giao dịch của phiên phá vỡ để xác định điểm breakout có thành công hay không. Nếu tại phiên phá vỡ mà khối lượng giao dịch tăng đột biến thì khả năng cao đây sẽ là breakout thật do có sự đồng thuận của thị trường. Trường hợp ngược lại, khối lượng tại phiên breakout không đủ lớn thì có thể điểm phá vỡ này không thành công và giá sẽ vận động ngược với xu hướng phá vỡ trước đó. Một số chỉ báo tham khảo thêm mà bạn nên sử dụng có thể kể đến như chỉ số MFI, OBV, A/D hay chỉ số RSI để đánh giá sức mạnh thị trường.

Các chỉ báo kỹ thuật

Nếu điểm breakout xuất hiện kèm theo các tín hiệu phân kỳ thì khả năng cao đây là điểm breakout thành công. Bạn có thể tham khảo các tín hiệu như đường MACD, chỉ báo MA,… Càng nhiều tín hiệu cùng xác nhận breakout thành công thì khả năng giá phá vỡ càng cao.

Biến động giá

Trong một số trường hợp, giá sau khi breakout sẽ quay lại retest vùng phá vỡ một lần nữa trước khi vận động theo xu hướng phá vỡ. Nhà đầu tư có thể đợi đến khi giá retest để mở lệnh nhằm tránh rủi ro khi giao dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào giá cũng sẽ quay lại retest nên có thể bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội tốt để vào lệnh.

diem break out thanh cong

Chiến lược giao dịch với điểm breakout

Phương pháp giao dịch theo điểm breakout rất phù hợp với những nhà đầu tư ngắn và trung hạn. Bạn có thể tham khảo chiến lược sau đây.

Xác định xu hướng

Việc nhận biết xu hướng giá sẽ giúp bạn dự đoán được điểm breakout sẽ thành công hay thất bại. Nếu thị trường đang trong xu hướng tăng với động lực tăng giá vẫn còn mạnh mà xuất hiện điểm breakout phá vỡ kháng cự thì xác suất thành công sẽ cao hơn. 

Ngược lại, nếu xuất hiện breakout phá vỡ đường hỗ trợ thì khả năng sẽ thất bại vì với động lực tăng giá cao thì lực mua sẽ xuất hiện đỡ giá ngay khi thị trường điều chỉnh. Vì thế, sau khi breakout giá sẽ không tiếp tục giảm mà bật tăng trở lại tiếp tục xu hướng.

Tóm lại, điểm breakout sẽ có xác suất thành công cao hơn nếu xu hướng phá vỡ thuận với xu hướng thị trường. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thêm là xu hướng thị trường phải rõ ràng và động lực tăng hoặc giảm giá vẫn còn mạnh.

Xác nhận tín hiệu Breakout

Khi điểm breakout xuất hiện thì bạn cần quan sát thêm các yếu tố khác, ví dụ như khối lượng giao dịch hay các chỉ báo kỹ thuật kể trên.

Điểm vào lệnh

Bạn có thể vào lệnh theo 1 trong 2 cách. Thứ nhất là tại mức giá đóng cửa của cây nến xác nhận xu hướng sau khi Breakout. Nếu phá vỡ tăng thì sẽ là nến màu xanh, bạn có thể vào lệnh Mua. Nếu phá vỡ giảm thì sẽ là nến màu đỏ, bạn nên vào lệnh Bán.

Theo cách thứ 2 thì bạn có thể vào lệnh khi giá quay lại retest sau khi xuất hiện điểm breakout. Nếu giá retest đường kháng cự thì bạn đặt lệnh mua. Ngược lại, nếu giá retest đường hỗ trợ thì bạn đặt lệnh bán.

Điểm cắt lỗ và chốt lời

Nếu trước đó, giá đang trong xu hướng đi ngang tích lũy thì bạn có thể đặt điểm cắt lỗ ở vùng giá dưới đường hỗ trợ hoặc trên đường kháng cự. Nếu giá đang trong xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng thì bạn có thể cắt lỗ tại vùng đỉnh hoặc đáy trước đó.

Điểm chốt lời sẽ tuỳ theo tỷ lệ lợi nhuận mà bạn mong muốn hoặc theo các mốc quan trọng của chỉ báo Fibonacci.

Điểm breakout là một điểm vào lệnh lý tưởng. Breakout thành công là khi giá biến động đúng theo xu hướng phá vỡ. Để nhận biết được điều này, nhà đầu tư cần kết hợp quan sát nhiều yếu tố thị trường khác để hạn chế rủi ro khi giao dịch.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

san yescom lua dao hay uy tin

Sàn Yescom lừa đảo hay uy tín? Tổng hợp những cáo buộc của nhà đầu tư

Sàn Yescom lừa đảo đang là cáo buộc được nhiều nhà đầu tư đăng tải trên các trang mạng xã hội trong thời gian gần đây. Vậy sàn Yescom có uy tín không? Vì sao có nhiều bài đăng cho rằng sàn lừa đảo khách hàng? Bài viết sau đây của VNTradex sẽ tổng hợp [...]
Phân tích kỹ thuật
chien luoc hedging la gi

Chiến lược Hedging là gì? Cách giao dịch phòng ngừa rủi ro trong Forex

Chiến lược Hedging hay giao dịch phòng ngừa rủi ro là một phương pháp liên quan đến việc mở các vị thế mới trên thị trường để giảm rủi ro trước các biến động tiền tệ. Chiến lược Hedging phòng ngừa rủi ro Forex thực sự có khả năng giảm rủi ro và thậm chí [...]
Phân tích kỹ thuật