Đường kênh giá là gì? Các mô hình kênh giá phổ biến trong thị trường tài chính

mo-hinh-kenh-gia-la-gi-cach-giao-dich-voi-mo-hinh-kenh-gia-trong-forex

Đường kênh giá là một thuật ngữ cơ bản trong phân tích kỹ thuật. Các nhà đầu tư cần phải nắm rõ các mô hình kênh giá để xác định được xu hướng thị trường trước khi nhận diện các mẫu hình nến cũng như đưa ra những quyết định đầu tư quan trọng. Bài viết sau đây của VNTradex sẽ giúp bạn hiểu hơn về các đường kênh giá thường gặp trên thị trường Forex hay bất kỳ kênh đầu tư tài chính nào.

Mục Lục

Đường kênh giá là gì?

Kênh giá có tên tiếng Anh là Price Channel, đây là thuật ngữ chỉ 2 đường thẳng song song được kẻ theo biến động giá. Có thể xem đường kênh giá là một biến thể của đường xu hướng (Trendline). Hai đường thẳng của kênh giá đóng vai trò như đường kháng cự và hỗ trợ. Trong đó, đường thẳng thứ nhất đi qua các đỉnh còn đường thẳng thứ 2 thì đi qua các điểm đáy.

Giá sẽ có xu hướng giao động giữa 2 đường thẳng này. Và căn cứ vào đây, nhà đầu tư có thể dự đoán được biến động giá và đưa ra những quyết định vào lệnh Long Short phù hợp. Giao dịch theo xu hướng là một trong những yếu tố quyết định thành công trong đầu tư.

>> Xem thêm: Giá Bid – Giá Ask – Spread: Định nghĩa và mối quan hệ trong Forex

duong kenh gia la gi

Các mô hình kênh giá thường gặp và cách vẽ đường kênh giá

Sau đây là một vài mô hình kênh giá cơ bản mà bạn thường gặp khi xem xét đồ thị nến Nhật trong thị trường tài chính.

Kênh giá tăng (Up Price Channel)

Đường kênh giá này sẽ xuất hiện trong thị trường tăng giá. Kênh giá tăng có hình dạng 2 đường thẳng song song hướng lên. Trong đó, đường Trendline phía dưới được vẽ trước và đi qua các đáy, đường thẳng phía trên được vẽ song song với đường Trendline dưới và đi qua hầu hết các đỉnh, đặc biệt là đỉnh gần nhất. Khi thị trường trong xu hướng tăng thì các đáy sau sẽ cao hơn đáy trước và đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.

Theo đó, giá sẽ biến động trong giữa đường kênh giá này. Nếu giá giảm mạnh cắt đường Trendline dưới là dấu hiệu thị trường đảo chiều từ tăng sang giảm. Ngược lại, nếu giá tăng mạnh, vượt đường kháng cự trên thì báo hiệu thị trường bước vào đợt tăng giá mới với lực cầu mạnh mẽ hơn hoặc sẽ đi ngang tích luỹ trong 1 thời gian.

duong kenh gia tang

Kênh giá giảm (Down Price Channel)

Mô hình này sẽ xuất hiện khi thị trường đang trong xu hướng giảm. Đường kênh giá giảm được vẽ bằng 2 đường thẳng song song hướng xuống. Trong đó, đường Trendline phía trên được vẽ trước, đây là đường thẳng nối các đỉnh gần nhất. Đường thẳng phía dưới được kẻ song song với đường bên trên và đi qua hầu hết các đáy, đặc biệt là đáy gần nhất. Ngược lại với đường kênh giá tăng thì kênh giá giảm có đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước.

Giá sẽ biến động trong 2 đường thẳng song song này. Đường kênh giá bị phá vỡ nếu giá vượt khỏi 1 trong 2 đường Trendline. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy thị trường đảo chiều từ giảm sang tăng hoặc đi ngang tích luỹ. 

duong kenh gia giam

Kênh giá đi ngang (Sideway Price Channel)

Nhà đầu tư cũng có thể vẽ đường kênh giá trong thị trường đi ngang. Cách vẽ tương tự như 2 trường hợp trên với một đường Trendline đi qua các đỉnh và đường còn lại đi qua các đáy, sao cho 2 đường thẳng này song song với nhau. Kênh giá đi ngang bị phá vỡ khi giá cắt và vượt ra khỏi 1 trong 2 đường thẳng này. Khi đó, thị trường sẽ bước vào một xu hướng mới, có thể là tăng, giảm hoặc tiếp tục đi ngang trong một vùng giá khác.

duong kenh gia di ngang

Lưu ý khi vẽ đường kênh giá

Để tránh sai sót trong quá trình xác định và vẽ đường kênh giá thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Bạn cần phải vẽ đường Trendline trước, trong xu hướng tăng thì Trendline là đường đi qua các đáy. Ngược lại, trong xu hướng giảm thì Trendline là đường đi qua các đỉnh. Sau đó, bạn mới vẽ tiếp đường thẳng song song còn lại.
  • Vẽ một cách khách quan, tránh ép đường kênh giá đi theo ý muốn của bản thân
  • Không bắt buộc các điểm đỉnh và đáy đều nằm đúng trên đường kênh giá. 
  • Trong nhiều trường hợp, giá có thể phá vỡ đường kênh giá nhưng không tạo thành được xu hướng mới. Những điểm này được gọi là điểm phá vỡ giả (False Breakout). Điều này tạo ra hậu quả là thị trường tạo ra các bẫy giá Bear trap hoặc Bull trap.

Phương pháp giao dịch với đường kênh giá

Dựa vào mô hình kênh giá, nhà đầu tư có thể tham khảo một số cách giao dịch như sau

Giao dịch thuận xu hướng

Với phương pháp này, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh khi giá tiệm cận các đường hỗ trợ và kháng cự. Theo đó, bạn sẽ đặt lệnh MUA (Buy) khi giá chạm đường hỗ trợ và bật tăng trở lại. Và bạn sẽ đặt lệnh BÁN (Sell) khi giá chạm đường kháng cự. Với phương pháp này thì dù xu hướng chung là tăng, giảm hay đi ngang thì bạn đều có được lợi nhuận. Các điểm vào lệnh cụ thể như sau:

Đối với xu hướng tăng

Điểm vào lệnh: Vào lệnh Mua (Buy) khi giá chạm đường hỗ trợ, hay còn gọi là đường Trendline. Điểm vào lý tưởng nhất là khi giá chạm đường hỗ trợ từ lần thứ 3 trở đi. Vì đường hỗ trợ mạnh phải đỡ giá thành công ít nhất 2 lần. Nếu bạn không muốn mạo hiểm thì có thể đợi cây nến xác nhận ngay sau đó. Tuy nhiên, lúc này lợi nhuận sẽ không còn cao.

Chốt lời: Khi giá chạm đường kháng cự.

Cắt lỗ: Vùng đáy gần nhất trước đó hoặc dựa vào các mốc quan trọng của chỉ báo Fibonacci.

duong kenh gia tang

Đối với xu hướng giảm

Điểm vào lệnh: Vào lệnh BÁN (Sell) khi giá chạm đường đường kháng cự, hay còn gọi là đường Trendline từ lần thứ 3 trở đi. Bạn cũng có thể vào lệnh tại cây nến xác nhận xu hướng sau đó. Đây phải là một cây nến giảm.

Chốt lời: Tại điểm giá chạm vào đường Trendline dưới với vai trò là đường hỗ trợ.

Cắt lỗ: Đặt tại đỉnh gần nhất trước đó. Việc cắt lỗ đúng kế hoạch cần được nghiêm túc thực hiện, đặc biệt là với những nhà đầu tư sử dụng Margin để tránh bị Margin Call.

duong kenh gia giam

Đối với xu hướng đi ngang

Khi thị trường sideway, bạn có thể linh hoạt đặt lệnh Mua và Bán khi giá chạm đường hỗ trợ và kháng cự. Trader nên mở lệnh với khối lượng Lot nhỏ để hạn chế rủi ro cũng như sẵn sàng mở thêm lệnh nếu xuất hiện điểm Breakout.

Giao dịch tại điểm Breakout

Điểm phá vỡ hay còn gọi là điểm Breakout cũng là một điểm vào lệnh lý tưởng nếu bạn biết cách tận dụng. Đến một lúc nào đó, giá sẽ cắt 1 trong 2 đường Trendline và thoát khỏi kênh giá. Tuy nhiên, sau khi phá vỡ đường kênh giá, thị trường thường sẽ đi ngang tích luỹ một thời gian trước khi bước vào xu hướng mới. Dù vậy, nhà đầu tư vẫn có thể kiếm được lợi nhuận với phương pháp giao dịch này.

Tại các điểm giá cắt đường Trendline có thể là một dấu hiệu đảo chiều xu hướng. Nếu giá cắt xuống đường hỗ trợ trong kênh giá tăng thì bạn có thể đặt lệnh Bán khống vì đây là dấu hiệu thị trường đảo chiều từ tăng sang giảm. Ngược lại, nếu giá cắt đường kháng cự trong mô hình kênh giá giảm thì bạn có thể Mua vào vì đây là dấu hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng.

diem pha vo duong kenh gia

Ngoài việc xem xét đường kênh giá, bạn cần phải chú ý đến khối lượng giao dịch. Tại các điểm Breakout thì khối lượng cần phải tăng đáng kể để tạo động lực cho thị trường. Để giảm thiểu rủi ro, bạn cần phân tích thêm các chỉ báo khác để xem xét sức mạnh thị trường như:

Hoặc các mô hình nến báo hiệu đảo chiều như: 

Ý nghĩa của đường kênh giá

Đường kênh giá là yếu tố rất quan trọng vì chỉ khi nhận diện được xu hướng thị trường thì những mẫu hình nến đặc trưng mới thật sự có giá trị báo hiệu đảo chiều. 

Ngoài ra, bạn có thể dựa vào đường kênh giá để thực hiện giao dịch thuận xu hướng. Khi giá xuống thấp tới đường biên độ dưới của kênh giá thì lực mua sẽ xuất hiện và đẩy giá lên. Ngược lại, khi giá tăng tiệm cận biên độ trên của kênh giá thì áp lực bán sẽ xuất hiện và đẩy giá xuống. Tuy nhiên, không có chỉ báo nào chính xác hoàn toàn nên Trader cần vào lệnh thận trọng và tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ để tránh tình trạng Stop out khi thị trường diễn biến không đúng theo dự đoán.

Đường kênh giá là một chỉ báo kỹ thuật quan trọng mà nhà đầu tư nào cũng cần nắm rõ để có cơ sở đưa ra những quyết định giao dịch quan trọng. Hy vọng qua bài viết của VNTradex bạn đã hiểu hơn về chỉ báo này và áp dụng vào quá trình đầu tư của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

san yescom lua dao hay uy tin

Sàn Yescom lừa đảo hay uy tín? Tổng hợp những cáo buộc của nhà đầu tư

Sàn Yescom lừa đảo đang là cáo buộc được nhiều nhà đầu tư đăng tải trên các trang mạng xã hội trong thời gian gần đây. Vậy sàn Yescom có uy tín không? Vì sao có nhiều bài đăng cho rằng sàn lừa đảo khách hàng? Bài viết sau đây của VNTradex sẽ tổng hợp [...]
Bài viết nổi bật
chien luoc hedging la gi

Chiến lược Hedging là gì? Cách giao dịch phòng ngừa rủi ro trong Forex

Chiến lược Hedging hay giao dịch phòng ngừa rủi ro là một phương pháp liên quan đến việc mở các vị thế mới trên thị trường để giảm rủi ro trước các biến động tiền tệ. Chiến lược Hedging phòng ngừa rủi ro Forex thực sự có khả năng giảm rủi ro và thậm chí [...]
Bài viết nổi bật