Đường MACD là chỉ báo phân tích kỹ thuật cơ bản giúp nhà đầu tư dự đoán được sự biến động của thị trường để tìm điểm vào lệnh lý tưởng. Vậy chỉ báo MACD là gì và có ý nghĩa như thế nào? VNTradex sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây.
Mục Lục
Đường MACD là gì?
Chỉ báo MACD có tên đầy đủ tiếng Anh là Moving Average Convergence Divergence, nếu dịch sang tiếng Việt sẽ là Trung bình động hội tụ phân kỳ. Đường MACD sẽ giúp nhà đầu tư tìm các điểm đảo chiều để vào lệnh Long Short phù hợp.
Cách tính đường chỉ báo MACD
Đường MACD được tính bằng công thức sau đây:
MACD = EMA (12) – EMA (26)
Trong đó: EMA là giá trị trung bình trượt, chúng ta sẽ lấy giá trị của chu kỳ 12 ngày và 26 ngày.
Theo công thức này thì MACD có thể mang giá trị dương hoặc âm. MACD dương khi EMA (12) lớn hơn EMA (26). Và ngược lại, MACD âm khi EMA (12) nhỏ hơn EMA (26). Tuy nhiên, bạn không cần phải tự tính vì chỉ báo này đã được tích hợp trên các nền tảng phân tích kỹ thuật. Do đó, bạn chỉ cần lựa chọn hiển thị chỉ báo MACD khi muốn phân tích.
Đặc điểm cấu tạo của đường MACD
Đường MACD được hình thành từ các thành phần sau: đường MACD, biểu đồ Histogram, đường tín hiệu Signal và đường Zero với những vai trò riêng.
- Chỉ báo MACD giúp xác định xu hướng biến động của giá và được tính bằng hiệu số của EMA (12) và EMA (26).
- Đường tín hiệu Signal trong trường hợp này cũng chính là đường EMA (9). Khi kết hợp 2 chỉ báo, nhà đầu tư sẽ nhận biết được tín hiệu đảo chiều xu hướng sắp diễn ra.
- Biểu đồ Histogram được hình thành từ độ chênh lệch giữa đường MACD và đường tín hiệu, thể hiện sự phân kỳ và hội tụ.
- Đường Zero phản ánh mức độ mạnh hay yếu của lực mua bán trên thị trường. Sức mạnh thị trường cũng sẽ được thể hiện qua chỉ số MFI. Do đó, bạn có thể quan sát thêm tín hiệu này trong khi phân tích kỹ thuật.
Khi nhìn trên biểu đồ, đường MACD sẽ có dấu hiệu nhận biết như sau:
Chỉ báo MACD có màu xanh, bạn cần phân biệt và tránh nhầm lẫn với đường tín hiệu có màu đỏ.
Nếu đường chỉ báo MACD có giá trị dương thì đường EMA ngắn sẽ nằm trên đường EMA dài. Giá trị dương càng lớn thì khoảng cách giữa 2 đường EMA càng xa và động lực tăng giá của thị trường càng lớn. Khi đường MACD mang giá trị âm thì EMA ngắn sẽ nằm phía dưới đường EMA dài. Khoảng cách giữa 2 đường EMA càng xa thì giá trị âm càng lớn và xu hướng giảm của thị trường càng rõ ràng.
Ý nghĩa đường MACD trong phân tích kỹ thuật
Đường MACD là một chỉ báo cơ bản nhưng mang nhiều ý nghĩa quan trọng như.
Dự báo xu hướng giá
Khi dùng chỉ báo MACD để dự đoán xu hướng thì bạn cần kết hợp xem xét với đường tín hiệu Signal. Nếu đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên thì cho thấy thị trường bước vào xu hướng tăng. Ngược lại, nếu đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống thì thể hiện giá chuẩn bị giảm.
Nhận biết hình thái thị trường
Đường MACD và đường tín hiệu sẽ góp phần quyết định hình thái thị trường phân kỳ hay hội tụ. Phân kỳ là khi thị trường đang tăng nhưng đường MACD lại cắt xuống. Đây là dấu hiệu thị trường đảo chiều tăng sang giảm. Thị trường mang hình thái hội tụ là khi giá đang giảm nhưng đường MACD lại hướng lên báo hiệu thị trường sắp chuyển từ giảm sang tăng.
Các dấu hiệu đảo chiều này sẽ mang tính chính xác cao hơn nếu có sự xuất hiện của các mẫu hình nến đảo chiều như:
Dựa vào những tín hiệu này, nhà đầu tư có thể canh điểm vào lệnh lý tưởng để đạt tối đa lợi nhuận.
Lưu ý khi phân tích chỉ báo MACD
Khi dựa vào đường MACD để phân tích kỹ thuật thì bạn cần cân nhắc những mặt hạn chế sau đây:
- Không có chỉ báo nào chính xác 100% và MACD cũng vậy. Những tín hiệu đảo chiều thị trường có thể không chính xác. Vì vậy nhà đầu tư cần kết hợp với nhiều chỉ báo khác cũng như tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ để hạn chế rủi ro.
- Chỉ báo MACD được tính dựa vào biến động giá, do đó sẽ có độ trễ nhất định nên tín hiệu sẽ chậm hơn so với xu hướng thị trường.
Những mặt hạn chế của chỉ báo MACD sẽ được khắc phục nếu nhà đầu biết cách kết hợp xem xét với nhiều tín hiệu khác trên thị trường. Nhà đầu tư càng có nhiều kinh nghiệm thì sẽ càng nhạy bén và đưa ra những quyết định chính xác dựa vào đường MACD. Nếu bạn là Trader mới thì không nên sử dụng Margin nếu thấy các tín hiệu vào lệnh chưa rõ ràng để hạn chế việc rơi vào tình trạng Stop out.
Cách sử dụng chỉ báo MACD
Có nhiều cách để sử dụng đường MACD tuỳ theo phương pháp giao dịch của nhà đầu tư. Và sau đây là một số cách phổ biến mà VNTradex muốn giới thiệu đến bạn.
Vào lệnh khi đường MACD cắt đường tín hiệu Signal
Bạn có thể quan sát đường MACD màu xanh và đường tín hiệu Signal màu đỏ. Nếu đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên thì nhà đầu tư có thể vào lệnh Mua (Buy) để chuẩn bị cho xu hướng tăng giá. Ngược lại, nếu đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống thì bạn có thể đặt lệnh Bán (Sell) để đón đầu xu hướng giảm. Lưu ý rằng Trader nên mở lệnh với lượng Lot nhỏ để hạn chế rủi ro và dễ dàng kiểm soát tình hình.
Giao dịch dựa trên tín hiệu biểu đồ Histogram
Biểu đồ Histogram được tính dựa trên đường MACD theo công thức sau:
Histogram = Đường MACD – Đường Signal
Nếu Histogram chuyển từ đỏ sang xanh là tín hiệu thị trường đảo chiều từ giảm sang tăng và nhà đầu tư có thể đặt lệnh Mua (Buy). Ngược lại, khi Histogram chuyển từ màu xanh sang đỏ thì nhà đầu tư nên canh để vào lệnh Bán (Sell) vì thị trường sắp giảm.
Đặt lệnh khi đường MACD cắt đường Zero
Nhà đầu tư có thể kết hợp đường MACD và trục Zero để phân tích thị trường, cụ thể như sau:
- Đặt lệnh Mua (Buy) khi đường MACD cắt đường Zero theo hướng từ dưới lên
- Vào lệnh Bán (Sell) khi đường MACD cắt đường Zero theo hướng từ trên xuống
Giao dịch khi đường MACD tạo ra phân kỳ hoặc hội tụ
Với phương pháp giao dịch này, nhà đầu tư sẽ đợi những tín hiệu đảo chiều từ đường MACD. Ví dụ như MACD giảm trong xu hướng tăng hoặc MACD tăng trong xu hướng thị trường giảm. Những biến động nghịch xu hướng này có thể là tín hiệu thị trường sắp đảo chiều. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần quan sát thêm các đường hỗ trợ hoặc các chỉ báo khác ví dụ như chỉ báo Bollinger bands, đường MACD hoặc chỉ báo MA trước khi cân nhắc vào lệnh đón đầu xu hướng.
Kết hợp MACD với các chỉ báo khác
Đây là cách hiệu quả nhất để hạn chế rủi ro khi giao dịch bằng đường MACD, cụ thể bạn sẽ phân tích thêm các chỉ báo:
Chỉ báo Stochastic
Sự kết hợp này giúp nhà đầu tư xác định xu hướng một cách chính xác và nhanh chóng hơn. Theo đó, chỉ báo kết hợp giữa Stochastic và MACD cao trên mức 10 cho thấy tín hiệu quá mua. Và bạn có thể đặt lệnh Mua (Buy). Ngược lại, nếu chỉ báo này thấp hơn mức -10 sẽ cho tín hiệu quá bán và nhà đầu tư nên đặt lệnh Bán (Sell).
Chỉ báo RSI
RSI sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết sự thay đổi giá trong thời gian ngắn. Điều này giúp khắc phục điểm hạn chế của đường MACD là luôn có độ trễ so với biến động giá. Khi 2 tín hiệu đồng nhất thì mức độ tin cậy của chúng rất cao và nhà đầu tư có thể yên tâm giao dịch.
Đường MACD là một chỉ báo cơ bản và phổ biến trên thị trường. Có rất nhiều cách để ứng dụng MACD vào phân tích kỹ thuật phụ thuộc vào phương pháp đầu tư của bạn. Nhưng điều quan trọng là phải luôn quan sát thêm các tín hiệu khác để hạn chế rủi ro khi vào lệnh. Chúc bạn giao dịch thành công.